Hậu quả Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014

Đối với nước Nga

Chưa rõ các biện pháp trừng phạt trả đũa lẫn nhau có giúp ích gì cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine, nhưng thực tế đã cho thấy, chính người dân Nga đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của những biện pháp trừng phạt này mang lại.

Lệnh cấm vận đã ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất và tiêu dùng của Nga. Việc giá cả sẽ tăng do tình trạng thiếu hụt và lạm phát tăng, dẫn đến tiết kiệm giảm, tiền lương giảm và thất nghiệp gia tăng, hệ quả là chất lượng cuộc sốngcủa người dân Nga giảm sút, đặc biệt là các gia đình trung lưu và những người Nga nghèo.

Ngành năng lượng

Các công ty năng lượng cũng không đứng ngoài cuộc khủng hoảng này khi sựrớt giá của đồng Ruble đã “cắt xén” lợi nhuận của các công ty làm ăn với Nga. Cổ phiếu của Rosneft, công ty dầu lớn nhất của Nga, đã lao dốc 25% trong năm 2014 do lợi nhuận chững lại khi giá dầu rớt thảm. Tập đoàn Total của Pháp cũng đã ngừng kế hoạch liên doanh khai thác đá phiến với Công ty Lukoil của Nga. Các công ty năng lượng khác như Exxon Mobil cũng không phải ngoại lệ.

Ngành bán lẻ

Đại gia ôtô Mỹ, Ford, là một trong những nhà chế tạo xe hơi lớn nhất tại Nga và tập đoàn này đã cảnh báo đà rớt giá của đồng Ruble đang tác động xấu đến doanh thu của hãng. Trong khi đó, Volkswagen đổ thừa rằng căng thẳng chính trị đã khiến doanh số ôtô lại Nga giảm 8% trong 6 tháng đầu 2014.

McDonald’s, Adidas và các thương hiệu lớn cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các biện pháp trừng phạt. Mối quan hệ lạnh nhạt giữa Mỹ và Nga được cho là nguyên nhân đằng sau việc Nga đóng cửa các nhà hàng của McDonald's tại nước này. Hãng thời trang thể thao Adidas của Đức đang đóng cửa các cửa hàng và ngừng mở rộng hoạt động tại Nga do căng thẳng tại đây đã tác động đến chi tiêu của người dân và đà sụt giảm của đồng Ruble đã tác động xấu đến lợi nhuận. Tương tự, Coca-Cola cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi giá cổ phiếu của Coca-Cola HBC, hãng đóng chai và phân phối đồ uống tại Nga, đã chìm nghỉm 32% trong năm 2014.

Chưa kể đến việc lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ gây khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với làn sóng sa thải công nhân ồ ạt. Tỉ lệ thất nghiệp chính thức của Nga đã lên đến con số lớn hơn 5%.

Thị trường tài chính

Cũng trong giai đoạn này, vào ngày 20/1/2015, cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã xếp hạng tín nhiệm của Ngân hàng Tiết kiệm (SB) và các tập đoàn lớn của Nga, đồng thời cảnh báo có khả năng hạ thấp hơn nữa. Ngày 16/1, Moody's đã hạ mức tín nhiệm của Nga xuống ВAA3 từ mức ВAA2 của tháng 10/2014, với lý do triển vọng tăng trưởng yếu, cộng với những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt và tình trạng rút vốn.

Trong phiên giao dịch ngày 16/12, tỷ giá đồng Ruble từng sụt giảm ở mức được cho là mạnh nhất trong vòng 16 năm qua. Việc đông Ruble mất giá thê thảm trong một thời gian ngắn đã gây ra rất nhiều tác động tiêu cực đến thị trường tài chính của Nga trên nhiều lĩnh vực.

Thị trường chứng khoán Nga đã chịu mức giảm lớn, với mức suy giảm 30% theo chỉ số RST chỉ trong vòng nửa đầu tháng 12 năm 2014.

Không tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề, các ngân hàng của Nga cũng liên tục phải đối mặt với những vấn đề phức tạp. VTB, ngân hàng lớn thứ hai của Nga, ra thông báo cho biết, lợi nhuận ròng trong năm 2014 của họ giảm tới 99,2%. Cụ thể, lợi nhuận của VTB trong năm 2014 chỉ ở mức 0,8 tỷ Ruble (12,7 triệu USD), giảm 99,2% so với mức 100,5 tỷ Ruble năm 2013. Riêng trong quý IV/2014, ngân hàng này đã để lỗ 4,6 tỷ Ruble. Ngay trong tháng 1/2015, Ban giám đốc VTB ra thông báo kế hoạch cắt giảm 5 - 7% nhân sự, tương đương khoảng 2.500 người, nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí.

Trong năm 2014, dòng vốn Nga chảy ra nước ngoài lên đến 120-130 tỷ USD, phần lớn là do người dân Nga đổi đồng Ruble thành đồng ngoại tệ nhưng các ngoại tệ này không thể lưu thông trên thị trường tiêu dùng Nga.

Bên cạnh đó, Nga cũng đứng trước tình trạng cạn tài chính “cứu” doanh nghiệp khi nhu cầu cứu trợ của các doanh nghiệp nhanh chóng vượt xa nguồn cung tiền.

Đồng thời, nền kinh tế Nga cũng phải đối mặt với nguy cơ hết Quỹ dự trữ khẩn cấp, yêu cầu Ngân hàng Trung ương phải in thêm tiền khi thâm hụt ngân sách không được thu hẹp. Tuy nhiên, việc in thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách sẽ khiến tỉ lệ lạm phát vốn ở mức cao của Nga tăng hơn nữa, làm tổn hại lòng tin đối với nền kinh tế quốc gia này.

Đối với thế giới

Ngành năng lượng

Nga là nước nắm giữ huyết mạch năng lượng của EU khi cung cấp gần 1/3 lượng khí đốt cho thị trường này, nên một khi Nga áp dụng các biện pháp chống trừng phạt, EU sẽ phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và xã hội nghiêm trọng. IMF nêu bật một “nguy cơ tiềm tàng khác” – sự gián đoạn nguồn cung khí đốt củaNga cho châu Âu, với riêng tập đoàn Gazprom đã đảm nhận tới 1/3 nhu cầu khí đốt của EU và ½ sản lượng này được vận chuyển qua Ukraine.

Theo thẩm định của Công ty Tư vấn Mỹ, Sanford C. Berstein & Co, đóng cửa thị trường với khí đốt của Nga sẽ buộc EU hoặc phải đầu tư thêm 215 tỉ USD để nhanh chóng tìm kiếm một nguồn cung cấp thay thế hoặc phải giảm nhu cầu tiêu thụ đến 15 tỉ m3/năm.

Năng lượng là một nhược điểm của châu Âu. Liên minh này nhập vào hơn 50% năng lượng để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ của tư nhân và các doanh nghiệp trong toàn khối. Mặc dù tại Hội nghị Thượng đỉnh Âu – Mỹ mùa xuân vừa qua, Washington đã đề nghị “sẵn sàng giúp đỡ châu Âu giải tỏa bớt áp lực của Moskva”. Tuy nhiên, đề nghị của Washington cung cấp khí đốt cho châu Âu mới chỉ là lời hứa, vì việc đưa khí đốt của Mỹ sang thị trường châu Âu không đơn giản. Do vậy, các chính khách của châu Âu đủ thực tế để ý thức được rằng mùa đông tới đây, EU sẽ vô cùng chật vật nếu không có khí đốt của Nga.

Một số nước EU phụ thuộc 100% vào nguồn khí đốt của Nga sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi họ không có nhà cung cấp nào khác. Trong số đó, Đức và Italy là hai nước sẽ bị tác động nhiều nhất. Nếu năng lượng là một trong những lĩnh vực chịu lệnh trừng phạt, EU sẽ phải cân nhắc các biện pháp nhằm chia sẻ gánh nặng tài chính.

Tài chính quốc tế

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các nước thành viên EU sẽ thiệt hại khoảng 40 – 50 tỉ euro trong 2 năm 2014 – 2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Nga gây lo ngại cho các nước có nền kinh tế gặp khó khăn của EU, đặc biệt là Italy. Trong khi đó, Trung tâm Tài chính London sẽ mất phần từ Nga và con số có thể lên đến hàng triệu bảng.

Thương mại quốc tế

EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ euro. Các biện pháp hạn chế huy động vốn sẽ tác động nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại song phương. Một phản ứng tiêu cực rõ nét đó là ngay sau khi Mỹ và EU đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới, nhiều nước châu Âu như Thụy Điển, Ba Lan, Anh, Đức, Bỉ, … đều thừa nhận chính họ sẽ thiệt hại lớn từ “cuộc chiến” lệnh trừng phạt giữa phươngTây và Nga.

Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong EU. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu của Đức sang Nga lên tới 36 tỉ euro, bằng gần 1/3 tổng kim ngạch của cả châu Âu. Khoảng 6,200 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tích cực tại Nga với số vốn đầu tư vào khoảng 20 tỉ euro. Ủy ban Quan hệ kinh tế Đông Âu của Đức cho biết 300,000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào giao dịch thương mại với Nga, đối tác thương mại lớn thứ 11 của nước này.

Có thể nói, gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nga nói riêng, và rộng hơn là nền kinh tế Nga, mà chính các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu cũng bị vạ lây khi bỏ lỡ cơ hội tại thị trường Nga nhiều tiềm năng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng_hoảng_tài_chính_Nga_năm_2014 http://www.businessinsider.com.au/problem-with-rus... http://www.news.com.au/finance/economy/the-cold-wa... http://www.bloomberg.com/news/ng%C3%A0y http://www.businessweek.com/articles/ng%C3%A0y http://www.cnbc.com/id/102270286#. http://www.economist.com/news/international/215990... http://www.forbes.com/sites/francescoppola/2014/12... http://www.haaretz.com/business/.premium-1.632266 http://www.theguardian.com/business/2014/dec/15/fe... http://www.theguardian.com/world/2010/dec/01/wikil...